Giải đáp về chăm sóc da đầu với 2 kiến thức đơn giản 2022

cach cham soc toc va da dau 2022

Mái tóc hay được ví von là chiếc vương miện của phái đẹp. Tuy nhiên, để giữ gìn vẻ đẹp lộng lẫy của nó, cần lắm một sự chăm sóc tỉ mỉ từ chân đến ngọn và đặc biệt, không bỏ qua phần cốt lõi nhất – da đầu.

Tương tự da mặt, da đầu cũng chia ra làm các loại khác nhau dựa vào tỉ lệ đổ dầu và một số đặc trưng bề mặt da khác. Trong bài viết này, mời bạn cùng ETE Saigon – Hair Happiness tìm hiểu chi tiết cách xác định loại da đầu và hướng dẫn chăm sóc, chọn sản phẩm phù hợp nhé!

Làm sao để xác định loại da đầu?

Xác định được loại da đầu là chìa khóa để bạn xây dựng quy trình chăm sóc tóc phù hợp nhất cho mình. Dựa vào lượng tiết dầu (loại dầu tự nhiên bảo vệ da đầu) mỗi ngày, da đầu chia ra làm 4 loại khác nhau:

  • Da dầu: Da tiết nhiều dầu, tóc nhanh mất nếp và bết.
  • Da khô: Lượng dầu thấp tạo cảm giác da đầu căng, khô và dễ có gàu
  • Da cân bằng/thường: Dầu tự nhiên đủ cân bằng độ ẩm cho da đầu, không làm bết dính tóc nhanh hay gàu do khô.
  • Da hỗn hợp: các khu vực có mức độ tiết dầu khác nhau. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do da đầu yếu và chân tóc dầu. Cụ thể, phần chân tóc tăng cường hút dầu từ da đầu tiết ra khiến vùng sát da đầu bết dầu mà thân tóc vẫn khô, thiếu ẩm.

Một quy trình chăm sóc tóc phù hợp ngoài việc làm sạch da đầu và tóc khỏi các khói bụi, tác nhân ô nhiễm ngoài môi trường, còn cần giúp cân bằng độ ẩm da đầu hay nói cách khác chính là điều hòa lượng tiết dầu trên da.

Chăm sóc da đầu hàng ngày như thế nào?

Quy trình chăm sóc da đầu và tóc về cơ bản gồm 2 bước làm sạch và dưỡng. Tuy nhiên, tần suất thực hiện cũng như sản phẩm trong từng bước sẽ khác nhau để phù hợp với từng loại da.

  • Da đầu dầu

Với da đầu dầu, bạn có thể gội đầu hàng ngày hoặc cách 1 ngày gội 1 lần. Tần suất gội quá xa dễ khiến dầu tích tụ trên da đầu gây mụn hoặc mảng bám trên da.

Khi không thể gội thường xuyên, bạn nên dùng dầu gội khô để xử lý dầu thừa trên bề mặt da, tránh mái tóc bết làm mất thẩm mỹ.

Nguồn hỉnh ảnh: Paula's Choice

Đồng thời, nếu bạn sở hữu da đầu dầu, hãy tạm biệt mọi sản phẩm thoa trực tiếp hoặc chứa thành phần dầu.  Thay vào đó, bạn nên đầu tư sản phẩm chăm sóc chứa thành AHAs, axits salicyclic hoặc các axit nhẹ lành tính giúp tẩy tế bào chết, ngăn cản dầu tích tụ trên da, gây mụn và ngứa. Niaciamide cũng là một thành phần vàng trong chế phẩm cho da đầu dầu.

Dầu Gội Thải Độc, Dưỡng Tóc Chắc Khỏe - Purifying Gel Shampoo
479.000 ₫

Da khô hoặc nhờn, ngứa hoặc bong tróc - Nghiên cứu của Milbon đã chỉ ra một nguyên nhân gốc rễ duy nhất cho tất cả các tình trạng không mong muốn này: axit béo dư thừa trên da đầu.

Xem thêm chi tiết

  • Da đầu khô

Với da đầu khô, trước khi “đổ xô” vào cấp ẩm, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên việc thiếu dầu tự nhiên này. Do kích ứng với thành phần trong sản phẩm bạn đang dùng hay ảnh hưởng từ hoạt động tạo kiểu kiềm chế tiết dầu tư da?

Bạn đừng vội tìm đến các sản phẩm cấp ẩm “hạng nặng”. Hãy thử chuyển sang dầu gội và xả dưỡng ẩm nhẹ nhàng hay đơn giản là giãn cách tần suất gội đầu. Một điểm cần chú ý khác, nếu bạn thường xuyên sinh hoạt trong môi trường điều hòa, bạn nên sử dụng máy lọc khí để tránh khô da.

Thêm các sản phẩm có chứa dầu, axit hyaluronic và nha đam vào quy trình chăm sóc tóc cũng sẽ giúp giảm khô cho da đầu. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng uống dầu cá trong 90 ngày thúc đẩy đáng kể độ khỏe, tốc độ mọc tóc và kích thích tuần hoàn trên da đầu.

  • Da đầu thường/cân bằng

Da đầu thường hay da đầu cân bằng là mong muốn của bất kỳ ai. Bạn không phải chăm sóc quá cầu kỳ, chỉ cần duy trì tần suất làm sạch đều đặn khoảng 2 ngày 1 lần gội. Chú ý, sử dụng những sản phẩm gội xả dịu nhẹ, giữ độ cân bằng trên da.

Đặc biệt, nếu bạn đã tìm được sản phẩm chân ái của mình, hãy trung thành với nó. Thường xuyên thay đổi sản phẩm dễ khiến da đầu không bắt nhịp kịp và phát sinh tình trạng như gàu, ngứa...vv.

  • Da đầu hỗn hợp

Với loại da đầu “khó chiều” này, bạn cần kết hợp cẩn thận việc làm sạch và dưỡng ẩm để đảm bảo cả tóc và da đầu đều có đủ ẩm. Bạn nên dùng những loại dầu gội dịu nhẹ để làm sạch cho chân  tóc mà không lấy đi dầu tự nhiên trên sợi tóc bởi lẽ vốn dĩ nó đã đang trong tình trạng bị khô rồi. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm dưỡng chất cho thân tóc bằng các loại dầu, kem dưỡng riêng cấp ẩm, bảo vệ tóc. Tuy nhiên, chú ý không sử dụng dưỡng cho phần chân tóc và da đầu.

Xác định đúng loại da đầu và hiểu cách chăm sóc hàng ngày cho từng loại da đầu là kiến thức cần thiết để bạn bước đầu xây dựng được quy trình riêng phù hợp cho mái tóc của mình.

Hãy theo dõi thêm những bài viết tiếp theo của ETE Saigon – Hair Happiness để hiểu và yêu mái tóc đúng cách hơn nha!