Hiểu Đúng & Đủ Về 7 Loại Rụng Tóc

nguyen nhan gay rung toc

Tiếp nối chủ đề “Rụng tóc”, trong bài viết này, ETE Saigon – Hair Happiness sẽ giải đáp chi tiết về những loại rụng tóc thường gặp lẫn hiếm gặp và định hướng điều trị cho từng loại. Nội dung trong bài viết đều được ETE tìm hiểu và tổng hợp từ các nghiên cứu uy tín. Mời bạn khám phá cùng ETE nhé!

Theo nghiên cứu của chuyên gia về tóc và da liễu, có 7 nguyên nhân/loại rụng tóc phổ biến như sau:

  • Rụng tóc Telogen - Rụng tóc ở giai đoạn thoái triển
  • Ảnh hưởng từ dinh dưỡng
  • Mất cân bằng nội tiết
  • Điều trị & dùng thuốc
  • Nhiễm khuẩn
  • Bệnh lý đặc biệt
  • Bệnh ác tính

Rụng tóc Telogen – Rụng tóc giai đoạn thoái triển

Telogen hay còn gọi là giai đoạn thoái triển trong chu trình phát triển của tóc. Thường ở giai đoạn này, tóc ở trạng thái “ngủ đông”, nang tóc không nhận được dưỡng chất nuôi tóc. Trung bình khoảng 10-15% tóc sẽ cùng ở giai đoạn này và kéo dài trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, khi giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sức khỏe khác như thay đổi tuần hoàn bất chợt trong khoảng 3 tháng trước đó, tóc có thể rụng sớm hơn chu trình thường.

Tuy nhiên, khi tóc rụng, các nang tóc vẫn được bảo tồn, giữ nguyên để làm nơi phát triển cho các chân tóc mới.

Một số biến thể của loại rụng tóc này xảy ra ở tóc tơ (khoảng 10% tóc tơ) hay tóc ngắn dưới 3cm, thậm chí có thêm các mảng da chết.

Ảnh hưởng từ dinh dưỡng

Protein dưới dạng keratin là thành phần cơ bản của tóc. Bởi vậy, khi nguồn cung protein không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết, đặc biệt, những bệnh nhân suy dinh dưỡng thể phù hay biếng ăn dễ dàng gặp phải chứng rụng tóc. Rụng tóc do thiếu protein còn khiến tóc nhạt màu, tóc mảnh yếu và khô.

Ngoài ra, bổ sung thừa chất (vitamin A, sắt,...) cũng sẽ gây nên việc rụng tóc trầm trọng. Tùy thuộc vào từng thể trạng cơ thể, lượng dinh dưỡng đủ khác nhau. Lượng dưỡng chất dư thừa có thể ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn nói chung, các vấn đề về da tóc nói riêng.

Dinh dưỡng ở đây còn bao gồm cả thực phẩm chức năng cho việc ăn kiêng. Một số thành phần như sildenafil, fluoxetine, phenolphthalein,... đã được báo cáo về ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề dụng tóc; tuy nhiên, các công ty dược phẩm vẫn đang sử dụng trong sản phẩm của mình.

Mất cân bằng nội tiết

Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết xảy ra ở cả 2 giới tính. Nguyên nhân thường do biến đổi của hóc-môn nam. Lưu ý rằng, 2 giới đều có hóc-môn nam, nhưng tỉ lệ sẽ khác nhau. Ở nam giới, tình trạng tóc rụng liên kết chặt chẽ với loại hóc môn này, ở nữ giới, mối liên hệ này sẽ yêu hơn. Khoảng 38% phái nữ bị rụng tóc có hóc-môn androgen cao, và ¼ của số này không có dấu hiệu bị nam tính hóa.

Với tình trạng này, tóc thường bắt đầu rụng từ vùng tóc viền, sợi tóc mảnh và tơ hơn. Theo dân gian, ta thường gọi đó là vùng “bò liếm”. Ngoài ra, ảnh hưởng từ nội tiết còn thể hiện ra ở các vấn đề dễ dàng nhận thấy như nổi mụn, viêm tiết bã nhờn (mề đay, mẩn đỏ), thậm chí, lông cơ thể rậm ở một số vùng

Với tình trạng này, tóc thường rụng bắt đầu từ vùng tóc viền, sợi tóc dần mỏng và tơ hơn.

Không chỉ ảnh hưởng từ hóc-môn, sự phát triển bất thường của tuyến giáp cũng khiến tóc rụng hoặc hói.

Khi nhận thấy những dấu hiệu như hói bất chợt, rụng tóc theo vùng, bạn nên đi kiểm tra tại bệnh viện hoặc phòng khám để biết chính xác nguyên nhân. Bởi lẽ, nếu bắt nguồn từ nội tiết, những sản phẩm chăm sóc bình thường sẽ không thể nào giải quyết dứt điểm được vấn đề.

Điều trị & dùng thuốc

Tác dụng phụ gây rụng tóc là một trong những báo cáo tổ chức Cục Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ nhận được. Một số dược phẩm thúc đẩy tốc độ phân chia của nang tóc, hay nói cách khác đẩy nhanh chu trình phát triển của tóc.

Thuốc an thần là loại dược phẩm thường để lại hậu quả rụng tóc; tuy nhiên, nguyên nhân hay thành phần nào gây nên việc rụng tóc vẫn chưa được xác định chính xác.

Nhiễm khuẩn

Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) không chỉ gây ra bệnh giang mai mà còn gây rụng tóc ở khoảng 4% bênh nhận ở giai đoạn 2. Cụ thể, tóc rụng lẻ tẻ hoặc theo vùng nhỏ hoặc kết hợp cả hai kiểu này.

Nhiều bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn khác cũng sẽ gây rụng tóc như viêm gan, HIV, thủy đậu,...

Bệnh lý đặc biệt & bệnh ác tính

Những bệnh lý đặc biệt hay bệnh ác tính cần dùng đến thuốc với thành phần nặng, đồng thời, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động thường ngày, nội tiết,...dễ ảnh hưởng tới chu trình phát triển tóc. Khi gặp phải vấn đề này, bạn cần chờ tới khi ngưng sử dụng thuốc để cân bằng lại nội tiết và dinh dưỡng cơ thể; sau đó, đánh giá tình trạng rụng tóc và đưa ra giải pháp phù hợp.

Nếu bạn đang bị rụng tóc bất thường, đừng vội vàng tìm kiếm sản phẩm với chiếc nhãn “giảm rụng tóc”. Hãy cẩn thận xem xét nguyên nhân gây rụng là gì rồi mới chọn cách điều trị đúng đắn nhé!

Mời bạn tiếp tục theo dõi ETE Saigon – Hair Happiness để tìm hiểu giải pháp cho một số nguyên nhân gây rụng tóc cơ bản nhé!